Tại sao việc cải cách WTO có thể đi ngược lại lợi ích của Ấn Độ?
Ấn Độ lo lắng rằng việc cải cách có thể được dùng để thay thế mô hình dựa trên sự đồng thuận của Tổ chức thương mại đa phương.
Ấn Độ lo ngại rằng tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G20 về vấn đề cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể sẽ thay đổi tính chất đồng thuận của tổ chức thương mại thế giới này, điều này có thể đi ngược lại với những lợi ích của Ấn Độ.
Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G20 đưa ra rằng các nước phát triển nên thay đổi mô hình dựa trên sự đồng thuận của Tổ chức thế giới WTO. Họ có thể đề xuất một mô hình dựa trên đa số đồng thuận giống như Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại (viết tắt: TFA) hoặc bỏ phiếu dựa trên cơ sở trọng số như đã làm tại Quỹ tiền tệ Quốc tế. Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại được ký nằm trong khuôn khổ của WTO, trong trường hợp 2/3 thành viên
ký thỏa thuận, thì thỏa thuận đó sẽ đi vào hiệu lực trong khi các nước khác sẽ có thời gian suy nghĩ khi nào sẵn sàng thì sẽ tham gia. Lợi ích của Hiệp định TFA chỉ dành cho các thành viên của WTO chỉ khi họ ký thỏa thuận.
Tại cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở thủ đô Buenos Aires ngày 01 tháng 12 năm 2018, các nhà lãnh đạo đã đồng ý 1 đoạn về thương mại trong tuyên bố cuối cùng họ đưa ra, mặc dù họ đã tránh các vấn đề gây tranh cãi, ví dụ như “về chủ nghĩa bảo hộ”, “các biện pháp đơn phương” và “thương mại không công bằng” do những sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Do vậy, các nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách WTO, cải cách chức năng của Tổ chức thế giới này và sẽ xem xét tiến độ cải cách ở Hội nghị tiếp theo.
Tổng giám đốc WTO - ông Roberto Azevêdo đã tham dự cuộc họp G20 và hoan nghênh tuyên bố của các nhà lãnh đạo, ông coi đây là một thời điểm rất quan trọng trong việc giải quyết các thách thức trong lĩnh vực thương mại toàn cầu.
Ấn Độ thường bị cáo buộc vì sự dừng các cuộc đàm phán bằng cách tận dụng khía cạnh “sự đồng thuận” của các thành viên, điều mà đến ngay cả một thành viên cũng có thể ngăn cản một thỏa thuận trong Tổ chức thế giới gồm 164 thành viên này.
Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 tại thủ đô Buenos Aires vào tháng 12 năm 2017, Ấn Độ đã ngăn cản một thỏa thuận về các vấn đề như: trợ cấp thủy sản; một chương trình làm việc liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử …