EU - Ấn Độ tranh chấp về thuế quan tại WTO

Nông dân Hoa Kỳ kêu gọi Hạ viện hợp tác với chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục Chương trình tạo thuận lợi cho trị trường (The Market Facilitation Program) vì dường như thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kém đảm bảo hơn trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu.

Năm 2018, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã hỗ trợ cho nông dân bằng một loạt các chương trình có trị giá khoảng 12 tỷ USD nhằm giúp nông dân khắc phục những khó khăn khi nông sản của Hoa Kỳ bị đối tác áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, đối phó với hàng hóa dư thừa và mở rộng và phát triển thị trường mới trong và ngoài nước.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, gói hỗ trợ lên tới 16 tỷ USD vào năm 2019, trong đó 14,5 tỷ USD đã được trực tiếp trợ cấp cho nông dân. Trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc được ký kết vào đầu năm 2020, Trung Quốc đã đồng ý tăng mua hàng hóa của Hoa Kỳ lên tới 200 tỷ USD trong hai năm tới, bao gồm 32 tỷ USD cho các loại cây trồng của Hoa Kỳ.

Theo các điều khoản của thỏa thuận giai đoạn 1, Trung Quốc đã cam kết sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Hoa Kỳ trong hai năm tới, bao gồm đậu nành, máy móc và các sản phẩm năng lượng. Để đáp ứng được con số đó, các công ty Trung Quốc cần sớm bắt đầu mua một lượng lớn các sản phẩm của Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng được cho là sẽ hành động nhanh chóng để mở cửa thị trường cho các công ty tài chính và nông nghiệp Hoa Kỳ, thực hiện những cải cách lớn cho các lĩnh vực đó trong vòng vài tháng.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, trong bối cảnh các nhà máy và cửa hàng trên khắp Trung Quốc đóng cửa, còn các quan chức chính phủ tập trung vào việc “kiềm chế” virus corona, Trung Quốc sẽ ít có khả năng đáp ứng các điều khoản của Tổng thống Donald Trump.

Trong khi đó, Karthik Natarajan, một chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Đại học Minnesota, Mỹ cho biết, việc đóng cửa các thành phố và nhà máy đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và du lịch. “Các phần của thỏa thuận sẽ bắt đầu có hiệu lực vào giữa tháng 2, nhưng trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang tập trung vào việc đối phó với dịch bệnh, việc phát triển các kế hoạch hành động để đáp ứng các cam kết trong thỏa thuận thương mại có thể sẽ mờ nhạt”, ông Karthik Natarajan nhấn mạnh.

Ông Scott Kennedy - Cố vấn cao cấp và Chủ tịch ủy thác kinh doanh và kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng, những nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona có thể sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh trở nên sao lãng việc thực thi đúng cam kết trong thỏa thuận giai đoạn 1.

“Mục tiêu của thỏa thuận thương mại sẽ bị lu mờ so với mục tiêu hàng đầu là giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế trong nước trước cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp lây lan từ Trung Quốc", ông Kennedy khẳng định.

Một trong những câu cuối cùng trong thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc  giai đoạn 1 có thể là điểm mấu chốt. Điều khoản kêu gọi tham vấn giữa các bên nếu “một thảm họa thiên nhiên hoặc một sự kiện không lường trước vượt ngoài tầm kiểm soát của các bên, thì bên còn lại phải trì hoãn việc tuân thủ kịp thời các nghĩa vụ theo thỏa thuận”.

Tuy nhiên, ngay cả khi một thảm họa nào đó xuất hiện, việc Trung Quốc không thể thực hiện các cam kết vẫn có thể phải đối mặt với sự phản đối từ phía Hoa Kỳ và điều đó có khả năng kéo các nước trở lại quan hệ căng thẳng trước khi ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Tin tức khác