Liên minh Châu Âu (EU) kêu gọi Hoa Kỳ tham gia đàm phán để cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Liên minh Châu Âu đã kêu gọi Hoa Kỳ hôm thứ 3 (ngày 27 tháng 11 năm 2018) tham gia thảo luận liên quan đến việc cải cách WTO nhằm ngăn chặn tình trạng “tê liệt” của cơ quan quốc tế này.
EU đã công bố đề xuất hôm thứ 2 (ngày 26 tháng 11 năm 2018) để cải cách cơ quan giải quyết tranh chấp tại WTO – đề xuất này được sự đồng ý của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác, hy vọng rằng sẽ vượt qua sự phản đối của Hoa Kỳ.
WTO đang trong tình trạng bị đảo lộn để tiến hành một kế hoạch cải cách lớn nhất trong lịch sử 24 năm sau khi tổng thống Donald Trump đưa Tòa án thương mại hàng đầu thế giới đến tình trạng đứng trước bờ vực của sự sụp đổ bằng cách ngăn cản các cuộc hẹn của các thẩm phán và đe dọa rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi tổ chức thương mại thế giới này.
EU bị mắc kẹt giữa các mối quan tâm trái chiều của Hoa Kỳ và Trung Quốc, điển hình là một cuộc xung đột thuế quan trị giá hàng trăm tỷ đô la giữa hai bên.
Các cuộc đàm phán giữa ba bên với Nhật Bản và Hoa Kỳ đều tập trung vào một mong muốn chung nhằm thay đổi các nguyên tắc của WTO – làm giảm sự méo mó của thị trường, ví như các sự trợ cấp cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và bắt buộc chuyển giao công nghệ….
Theo Cao ủy thương mại Malmstrom: “Nếu chúng tôi không cải cách điều này ở WTO – và chúng tôi không hề mong Trung Quốc chỉ đơn giản là ký vào ô ký ở đây và ghi đồng ý, nhưng để đi vào thực tế - sẽ có các bên khác thiết lập một sân chơi bình đẳng ngoài WTO và tôi không chắc điều này sẽ có lợi cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.” “Hoa Kỳ ít nhất cũng đã tham gia thảo luận vấn đề này trong các vấn đề cải cách của WTO, điều này mang tính xây dựng và họ không hề giả vờ. Theo tôi họ nghĩ điều này có ý nghĩa”
“Cách buộc Trung Quốc phải thay đổi là thông qua cuộc chiến tranh thương mại bằng thuế quan lớn sẽ không mang lại hiệu quả. Và bà hy vọng rằng Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina vào cuối tuần này khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau sẽ làm giảm căng thẳng thương mại toàn cầu – điều này sẽ tốt cho cả thế giới nếu hai nước giảm căng thẳng đi một chút”.