Ấn Độ kháng cáo lại phán quyết của Ban Hội thẩm thuộc WTO

Ấn Độ đã không đồng ý với phán quyết của Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp của WTO rằng động thái của nước này khi áp thuế tự vệ đối với một số sản phẩm sắt và thép đã không phù hợp với một số quy tắc của thương mại toàn cầu.

Cơ quan phúc thẩm và Ban Hội thẩm là một phần của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (viết tắt: DSM). Đây là một cơ quan đa phương gồm 164 thành viên, cơ quan này đưa ra các quy tắc liên quan đến xuất nhập khẩu trên toàn cầu.

"Ngày 14 tháng 12 năm 2018, Ấn Độ đã thông báo cho cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về quyết định kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm về một số vấn đề về luật pháp và cách diễn giải pháp lý trong báo cáo của Ban Hội thẩm.

Vụ việc này được Nhật Bản đệ trình vào tháng 12 năm 2017 liên quan đến việc Nhật Bản phán đối các mức thuế tự vệ của Ấn Độ áp dụng lên một số sản phẩm sắt thép.

Cơ quan Phúc thẩm có trụ sở tại Geneva có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược các kết luận pháp lý và kết luận của Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp thuộc WTO và các báo cáo của Ban này. 

"Ấn Độ đã không đồng ý về một số điểm trong phán quyết của Ban Hội thẩm".

Nhật Bản – nhà sản xuất thép lớn thứ hai trên thế giới, đã cáo buộc các mức thuế bị áp bởi Ấn Độ đã vi phạm các quy tắc về thương mại của WTO.

Vào tháng 9 năm 2015, Ấn Độ đã áp dụng thuế tự vệ tạm thời 20% đối với việc nhập khẩu một số loại thép nhằm mục đích bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Sau đó, nó đã được giảm bớt và được gia hạn đến tháng ba năm nay.

Tranh chấp này có ý nghĩa quan trọng khi Ấn Độ và Nhật Bản đã thực hiện một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện vào năm 2011. Thỏa thuận này cho phép nhật Bản tiếp cận dễ dàng vào thị trường thép của Ấn Độ.

Tin tức khác