Phân tích các điều chỉnh về phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép nhập khẩu vào EU đến tháng 4/2022

1. Tổng quan về phòng vệ thương mại của EU và ngành thép:

Tại Liên minh châu Âu (EU), cơ quan chức năng về phòng vệ thương mại (PVTM) là Ủy ban Công cụ phòng vệ thương mại (Trade Defence Instruments Committee) hay gọi tắt là Ủy ban phòng vệ thương mại[1].

Vai trò của ủy ban này là hỗ trợ Ủy ban châu Âu (EC) thực hiện các quyền thực thi trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, bằng cách đưa ra ý kiến về dự thảo quyết định phòng vệ thương mại của EU. Ủy ban bao gồm đại diện của tất cả các Quốc gia thành viên và do đại diện của EC làm chủ tịch.

Ủy ban PVTM đưa ra ý kiến của mình thông qua hai loại thủ tục:

  1. tư vấn (ví dụ: áp dụng các biện pháp tạm thời, bắt đầu xem xét hết hiệu lực) hoặc
  2. kiểm tra (ví dụ: áp dụng các biện pháp dứt điểm, sửa đổi / gia hạn các biện pháp hiện có).

Đối với thủ tục tư vấn, ý kiến của ủy ban được đưa ra theo nguyên tắc đa số. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định, vì cho phép Ủy ban xác định quan điểm của các quốc gia thành viên.

Khi thủ tục kiểm tra được áp dụng, ý kiến của ủy ban được đưa ra bởi đa số đủ điều kiện. Có khả năng sẽ phải thành lập một ủy ban kháng cáo, ủy ban này cũng bao gồm các quốc gia thành viên và do Ủy ban PVTM chủ trì. Các quốc gia thành viên chỉ có thể ngăn việc thông qua dự thảo hành động nếu quyết định này được đưa ra bởi đa số thành viên đủ điều kiện. Ủy ban kháng cáo không phải là cơ quan thường trực, nhưng là cơ hội để các quốc gia thành viên cơ hội thảo luận lần thứ hai về dự thảo hành động thực hiện ở cấp cao hơn.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, do hạn chế trong việc tổ chức họp trực tiếp với đông người tham gia, Ủy ban Phòng vệ Thương mại của EU tham vấn các bên liên quan về các vấn đề liên quan đến thực hiện các thủ tục bằng văn bản. Điều này phù hợp với Điều 3 của Quy chế EU[2] số 182/2011 và Điều 15 của Quy chế chống bán phá giá cơ bản hoặc Điều 25 của Quy định chống trợ cấp cơ bản.

2. Những diễn biến mới về phòng vệ thương mại của EU đối với mặt hàng thép:

2.1. Đối với các sản phẩm từ Nga và Belarus và việc phân bổ lại hạn ngạch cho các đối tác cung ứng khác

Ủy ban Châu Âu đã chấm dứt việc xem xét tạm thời đối với các biện pháp chống bán phá giá hiện hành đối với nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ Severstal của Nga.

Việc xem xét được bắt đầu sau khi Hiệp hội thép châu Âu (Eurofer) nộp đơn khiếu nại vào năm 2020. Đến nay, hiệp hội đã rút đơn khiếu nại và do đó Ủy ban Châu Âu đã quyết định chấm dứt việc xem xét tạm thời và giữ nguyên các biện pháp hiện tại không thay đổi.

Nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của Severstal vào EU có mức thuế  17,6 Euro / tấn kể từ năm 2017, mức thấp nhất trong số tất cả các nhà cung cấp của Nga. Kể từ đó, Severstal đã tăng cường cung cấp HRC cho châu Âu, khiến Eurofer vào năm ngoái yêu cầu xem xét lại các biện pháp thương mại đối với đối tượng hàng hóa này.

Tuy nhiên, vào tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã công bố lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu các sản phẩm thép của Nga như một trong các biện pháp tự vệ thương mại và là một phần trong các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga hiện nay.

Cụ thể, ngày 16/3/2022, EC đã điều chỉnh hạn ngạch nhập khẩu trong biện pháp tự vệ đối với ngành thép của EU. Sau khi có lệnh cấm nhập khẩu thép từ Belarus và Nga, hạn ngạch được giao cho hai quốc gia này trước đây sẽ được phân bổ lại cho các quốc gia xuất khẩu khác trên cơ sở tỷ lệ tương ứng là tỷ trọng nhập khẩu hàng của các nước này vào EU năm 2021.

Các hạn ngạch thay đổi được áp dụng kể từ khi bắt đầu quý mới của biện pháp tự vệ, tức là vào ngày 01 tháng 4 năm 2022. Các hạn ngạch này sẽ giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung thép ở EU.

Theo EC, việc phân phối lại như vậy đảm bảo rằng hạn ngạch thép có thể được sử dụng hiệu quả ở mức tối đa, dựa trên nhu cầu của người sử dụng thép EU.

Lệnh cấm nhập khẩu thép từ Nga và Belarus đưa ra thời gian chuyển tiếp ba tháng để cắt giảm các hợp đồng hiện có. Trong giai đoạn chuyển tiếp, bất kỳ hàng hóa nào được mua tại các quốc gia này theo các hợp đồng được thiết lập trước ngày “khóa sổ”, bao gồm cả hàng hóa trong các hợp đồng phụ cần thiết để thực hiện các hợp đồng hiện có sẽ vẫn được phép vào EU.

Nhập khẩu các sản phẩm thép bị áp dụng biện pháp tự vệ của EU đã chậm lại trong những ngày đầu tiên của quý II/2022[3].

Trong 8 ngày đầu tháng 4 năm 2022, khi có hạn ngạch tự vệ mới trong quý, các cơ quan hải quan của EU đã thông quan khoảng 2,4 triệu tấn thép. Con số này thấp hơn 300.000 tấn so với mức được thông quan trong những ngày đầu tiên của tháng 1 năm 2022 và thấp hơn 200.000 tấn so với đầu tháng 10 năm 2021.

Việc nhập khẩu chậm lại đã được dự đoán trước, chủ yếu do lệnh cấm nhập khẩu từ Nga và Belarus, cũng như khả năng vận chuyển nguyên liệu của các nhà cung cấp Ukraine bị hạn chế.

Dữ liệu mới nhất do Eurofer cung cấp, vào tháng 01 năm 2022  nhập khẩu tổng thể các thành phẩm carbon và thép không gỉ của EU đã vượt 3,5 triệu tấn. Trong khi đó, nhập khẩu tất cả các sản phẩm thép trong tháng 10 năm 2021 đạt mức kỷ lục hơn 4,7 triệu tấn.

Trong những ngày đầu tiên của tháng 4/2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng một phần lớn hạn ngạch quý II/2022 có sẵn cho các sản phẩm thép dài, bao gồm thép cây, thép cuộn, các mặt cắt và góc.

Đối với các sản phẩm thép phẳng, Trung Quốc đã hết hạn ngạch sẵn có đối với thép điện cũng như thép phủ kim loại trong danh mục 4b. Hạn ngạch cho tấm phủ từ Ấn Độ trong cả quý cũng đã hết ngay trong những ngày đầu tiên của tháng 4/2022.

2.2. Mục tiêu của EU trong việc áp thuế chống trợ cấp đối với nhập khẩu các sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Indonesia và Ấn Độ: Phân tích các mối liên quan đến một số nhà cung ứng khác[4].

Quy định thực thi của Ủy ban (EU) 2022/433[5] ngày 15 tháng 3 năm 2022 chính thức áp thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu thép cán nguội có xuất xứ từ Ấn Độ và Indonesia và sửa đổi Quy định thực thi (EU) 2021/2012 áp thuế chống bán phá giá chính thức và chính thức truy thu thuế tạm tính đối với nhập khẩu các sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Ấn Độ và Indonesia. Tuy nhiên, vấn đề còn liên quan đến một bên thứ 3 là Trung Quốc.

2.2.1. Phân tích diễn biến vụ việc và các bên liên quan[6]:

a. Khởi xướng

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2020, Ủy ban Châu Âu ('Ủy ban') đã bắt đầu một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với nhập khẩu các sản phẩm thép không gỉ cán nguội ('SSCR' hoặc 'sản phẩm bị điều tra') có xuất xứ từ Ấn Độ và Indonesia ( 'các quốc gia liên quan'), trên cơ sở Điều 5 của Quy chế cơ bản.

Họ đã phát hành Thông báo Khởi xướng trên Tạp chí Chính thức của Liên minh Châu Âu (‘Thông báo Khởi xướng’)[7].

Ủy ban bắt đầu cuộc điều tra sau khi có đơn khiếu nại vào ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Hiệp hội Thép Châu Âu (‘Eurofer’ hoặc ‘bên khiếu nại’) thay mặt cho các nhà sản xuất đại diện cho hơn 25% tổng sản lượng SSCR của Liên minh.

Vào ngày 17 tháng 2 năm 2021, Ủy ban đã bắt đầu một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu cùng một sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia liên quan ("cuộc điều tra chống trợ cấp").

Theo yêu cầu của người khiếu nại được hỗ trợ bởi bằng chứng cần thiết, Ủy ban đã thực hiện việc nhập khẩu sản phẩm liên quan phải đăng ký theo Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2021/370 ('Quy định đăng ký') theo Điều 14 của Quy chế cơ bản.

b. Giai đoạn điều tra và giai đoạn được xem xét

Cuộc điều tra về trợ cấp và tổn thất được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020 ("giai đoạn điều tra"). Việc kiểm tra các xu hướng liên quan đến việc đánh giá tổn thất được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến khi kết thúc giai đoạn điều tra ("giai đoạn được xem xét"). Cả hai giai đoạn này đều giống với các giai đoạn trong cuộc điều tra chống bán phá giá riêng biệt.

Vào ngày 7 tháng 4 năm 2021, người khiếu nại đã nộp đơn yêu cầu phải đăng ký khi nhập khẩu sản phẩm liên quan. Ủy ban đã phân tích yêu cầu này, nhưng nhận thấy rằng không có hoạt động nhập khẩu ồ ạt nào trong thời gian tương đối ngắn của một sản phẩm được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp đối ứng ở các nước liên quan. Nhập khẩu SSCR từ Ấn Độ và Indonesia đã giảm 46% trong bảy tháng kể từ khi bắt giai. Do đó, các điều kiện để đăng ký điều tra nhập khẩu theo Điều 24 (5) của Quy định cơ bản đã không được đáp ứng và Ủy ban đã không yêu cầu phải đăng ký khi nhập khẩu sản phẩm liên quan.

Vào ngày 28 tháng 5 năm 2021, EC đã áp đặt mức thuế chống bán phá giá tạm thời theo Quy định tạm thời.

c. Các bên liên quan/quan tâm và các lập luận

Trong Thông báo khởi xướng, Ủy ban đã mời các bên quan tâm liên hệ với Ủy ban để tham gia vào cuộc điều tra. Ngoài ra, Ủy ban đã thông báo cụ thể cho người khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ (GOI), cơ quan có thẩm quyền của Indonesia (GOID), các nhà sản xuất xuất khẩu được biết đến ở các quốc gia liên quan, các nhà nhập khẩu và người dùng đã biết trong Liên minh về việc bắt đầu điều tra và mời họ tham gia.

Các bên quan tâm có cơ hội bình luận về việc bắt đầu điều tra và yêu cầu một phiên điều trần với Ủy ban và / hoặc Cán bộ điều trần trong các thủ tục thương mại. Các phiên điều trần đã được tổ chức với EUROFER và một công ty khác.

+ Đối với phía Ấn Độ (GOI)

Theo EC, GOI đã không gửi nhận xét bằng văn bản trước hoặc sau khi tham vấn. Tuy nhiên, trong quá trình tham vấn, GOI lập luận rằng nhìn chung đơn khiếu nại không có đủ bằng chứng về sự tồn tại của các chương trình trợ cấp bị cáo buộc. Ủy ban PVTM của EU đã xem xét các ý kiến của GOI. Tuy nhiên, như đã nêu chi tiết trong Bản ghi nhớ về sự đầy đủ bằng chứng[8], Ủy ban PVTM của EU đã kết luận sau khi xem xét các cáo buộc về trợ cấp, theo đó: đơn khiếu nại, cùng với bằng chứng có sẵn và được liệt kê trong Bản ghi nhớ, là đủ bằng chứng có xu hướng cho thấy sự tồn tại của trợ cấp đối với sản phẩm liên quan có xuất xứ từ Ấn Độ.

+ Đối với phía Indonesia (GOID)

Vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, GOID đã đệ trình phiên bản văn bản của các tuyên bố của mình tại cuộc tham vấn trước khi bắt đầu được tổ chức cùng ngày. Bản đệ trình này lập luận rằng, nhìn chung, đơn kiện không có đủ bằng chứng về sự tồn tại của các chương trình trợ cấp bị cáo buộc.

Ủy ban PVTM của EU đã tính đến việc đệ trình này ở giai đoạn soạn thảo Bản ghi nhớ về sự đầy đủ bằng chứng và trân trọng không đồng ý với các nhận xét của GOID. Thật vậy, Ủy ban kết luận rằng đơn khiếu nại, cùng với bằng chứng có sẵn cho Ủy ban và được liệt kê trong Bản ghi nhớ về tính đầy đủ bằng chứng, có đủ bằng chứng có xu hướng cho thấy sự tồn tại của trợ cấp.

+ Đối với phía Trung Quốc:

Trong Thông báo khởi xướng, Ủy ban PVTM của EU cũng mời các cơ quan chức năng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (‘GOC’) tham gia vào cuộc điều tra với tư cách là một bên quan tâm. Ngoài ra, Ủy ban PVTM của EU đã thông báo cho GOC về việc bắt đầu điều tra và đề cập cụ thể lời mời tham gia với tư cách là một bên quan tâm có trong Thông báo khởi xướng. Sau đó, GOC thông báo với Ủy ban rằng họ đã đăng ký với tư cách là một bên quan tâm đến cuộc điều tra này.

Vào ngày 11 tháng 10 năm 2021, Ủy ban đã gửi yêu cầu cung cấp thông tin tới cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc (gọi tắt là GOC).

GOC đã không trả lời yêu cầu cung cấp thông tin của Ủy ban và thay vào đó vào ngày 21 tháng 10 năm 2021, họ đã gửi ý kiến ​​của mình, theo đó GOC tuyên bố rằng các thủ tục của Ủy ban châu Âu có thể vi phạm các quy định của WTO và luật của EU. Đầu tiên, GOC tuyên bố rằng Ủy ban PVTM của EU đã không thông báo cho GOC về việc nộp đơn khiếu nại, không tổ chức tham vấn trước khi bắt đầu quy trình với GOC, không thông báo về việc khởi xướng và không mời trực tiếp họ trở thành một bên quan tâm trong cuộc điều tra. Vì GOC không phải là quốc gia xuất khẩu, GOC không phải là Thành viên hoặc bên quan tâm theo định nghĩa trong các quy định của WTO và lời mời của EC là thiếu cơ sở pháp lý.

Tuy nhiên, Ủy ban PVTM của EU cho rằng những cáo buộc này từ phía GOC không chính xác. Lý do: Sau khi lời mời trở thành một bên quan tâm được đưa vào Thông báo khởi xướng và được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh Châu Âu vào ngày 17 tháng 02 năm 2021, Ủy ban PVTM của EU đã gửi Thông báo khởi xướng đến GOC trong cùng ngày. Ban đầu, GOC yêu cầu quyền truy cập vào tệp đang mở qua email vào ngày 19 tháng 2 năm 2021. Trả lời email đó, cùng ngày, Ủy ban đã hỏi lại GOC một cách rõ ràng rằng, bằng cách yêu cầu quyền truy cập vào tệp đang mở, họ có dự định đăng ký với tư cách là một bên quan tâm hay không. Cùng ngày, GOC xác nhận rằng họ đã đăng ký với tư cách là một bên quan tâm. Do đó, Ủy ban đã thông báo trực tiếp cho GOC về Thông báo khởi xướng và mời trở thành một bên quan tâm thậm chí hai lần. Hơn nữa, Ủy ban PVTM của EU đã không mời GOC tổ chức tham vấn trước khi bắt đầu vì EC kỳ vọng cơ quan thẩm quyền phía Ấn Độ (GOID) sẽ làm rõ sự tham gia của GOC trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính gián tiếp cho các nhà sản xuất xuất khẩu ở Indonesia. Do đó, do Ủy ban PVTM của EU không có ý định điều tra các khoản trợ cấp có khả năng đối kháng được cấp bởi CHND Trung Hoa, mà chỉ các khoản trợ cấp do GOID cung cấp thông qua hỗ trợ tài chính của GOC, do đó không có yêu cầu pháp lý nào để tổ chức tham vấn trước khi bắt đầu các bước tiếp theo với GOC.

Biện pháp tạm thời thông báo vào ngày 17/11/2021 và quan điểm của các bên liên quan

   Theo Điều 19a của Quy định cơ bản, vào ngày 30 tháng 4 năm 2021, Ủy ban đã cung cấp cho các bên bản tóm tắt các mức thuế tạm thời được đề xuất và thông tin chi tiết về việc tính toán biên độ phá giá và biên độ thích hợp để loại bỏ thiệt hại cho ngành Liên minh. Như đã giải thích trong Văn bản sửa đổi (210) của Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2021/854[9] ('Quy định tạm thời'), Ủy ban đã tính đến các nhận xét được coi là mang tính chất văn thư và nếu cần thiết, đã sửa chữa một số vấn đề chế bản cho phù hợp.

Ở giai đoạn áp dụng biện tạm thời, công ty Arinox đã yêu cầu loại trừ các sản phẩm thép cán nguội không gỉ với cấp thép 200 và 201 khỏi phạm vi sản phẩm. EC đã tạm thời từ chối yêu cầu như được giải thích trong các phần từ (25) đến (27) của Quy chế tạm thời. Thu hẹp yêu cầu loại trừ đối với các sản phẩm có cấp thép 200 tương đương với Jindal J4 hoặc JSLU DD (cấp 1% Niken) với độ dày 0,90 + 0 / - 0,060 mm để sử dụng trong sản xuất dải chính xác bằng thép không gỉ. Họ cho biết sản phẩm dễ nhận biết, do đó không có rủi ro gian lận, không có khả năng thay thế bởi các loại sản phẩm khác và sản phẩm không phải do ngành công nghiệp của Liên minh châu Âu sản xuất. Hơn nữa, theo công ty, khâu sử dụng cuối cùng có thể dễ dàng kiểm chứng.

Arinox lập luận rằng các sản phẩm thép có hàm lượng niken thấp cấp 200 và các sản phẩm thép 201 về cơ bản không có sẵn trên thị trường EU và các nhà sản xuất của EU không quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm này đó nhập khẩu các sản phẩm này không thể gây “tổn thương” cho ngành thép EU. Công ty giải thích rằng sau thông báo về biện pháp tạm thời, việc mua các sản phẩm có cấp thép 201 từ ngành công nghiệp của EU trở nên không khả thi về mặt kinh tế và chỉ một nhà sản xuất trong EU có thể sản xuất dải thép không gỉ niken thấp cấp 200 chính xác. Họ cũng tuyên bố đã bị thiệt hại về kinh tế do đưa các sản phẩm này vào cuộc điều tra hiện tại vì do tính nhạy cảm về giá của sản phẩm, họ không thể chuyển thuế chống bán phá giá cho khách hàng của mình. Công ty cũng viện dẫn một trường hợp gần đây EC đã cho phép loại trừ sản phẩm trong một tình huống tương tự.

Nhưng bên khiếu nại đã phản đối yêu cầu loại trừ sản phẩm trên. Cụ thể Hiệp hội thép châu Âu (Eurofer) tuyên bố rằng các cấp độ trên là chỉ định thương mại và không được xác định bởi bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào. Do đó, cơ quan hải quan không có khả năng thiết lập bất kỳ tham chiếu nào và thực thi bất kỳ kiểm soát nào đối với thành phần hóa học của sản phẩm bị loại trừ. Ngoài ra, kiểm soát việc sử dụng cuối cùng sẽ tạo ra gánh nặng bất hợp lý cho các cơ quan hải quan. Hơn nữa, việc miễn trừ các sản phẩm được sản xuất bởi Jindal sẽ tạo ra nguy cơ bồi thường chéo ảnh hưởng đến hiệu quả của các biện pháp.

Về phía EC, cuộc điều tra đã xác định rằng các sản phẩm đó có thể thay thế cho nhau nếu có liên quan đến các đặc tính. Ngoài ra, Ủy ban cũng đi đến kết luận rằng việc đưa ra yêu cầu loại trừ này thực sự sẽ tạo ra gánh nặng bất hợp lý cho cơ quan hải quan, cơ quan hải quan sẽ cần phải thực hiện kiểm tra trong phòng thí nghiệm và kiểm tra việc sử dụng cuối cùng cho mỗi lô hàng. Hơn nữa, vì sản phẩm liên quan đến một nhà sản xuất xuất khẩu cụ thể nên không thể loại trừ rủi ro bồi thường chéo.

Các mức thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá

Công ty

Biên độ phá giá

Mức trợ cấp

Mức độ loại bỏ tổn thất

Thuế chống trợ cấp

Thuế chống bán phá giá

Ấn Độ

 

 

 

 

 

Jindal Stainless Limited

13,9  %

4,3  %

25,2  %

4,3  %

10,0  %

Jindal Stainless Hisar Limited

13,9  %

4,3  %

25,2  %

4,3  %

10,0  %

Chromeni Steels Private Limited

45,1  %

7,5  %

35,3  %

7,5  %

35,3  %

Tất cả các DN Indonesia khác

45,1  %

7,5  %

35,3  %

7,5  %

35,3  %

Indonesia

 

 

 

 

 

PT. Indonesia Ruipu Nickel and Chrome Alloy

10,2  %

21,4  %

32,4  %

21,4  %

9,3  %

PT. Jindal Stainless Indonesia

20,2  %

0  %

33,1  %

0  %

20,2  %

Công ty không hợp tác lấy mẫu

20,2  %

13,5  %

33,1  %

13,5  %

19,3  %

Tất cả các DN Indonesia khác

20,2  %

21,4  %

33,1  %

21,4  %

19,3  %

2.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp PVTM được áp dụng

Từ vụ việc trên có thể thấy, đối với Indonesia, EU đang tìm cách ngăn chặn các hạn chế xuất khẩu gây bóp méo thương mại đối với các nguyên liệu thô chính cũng liên quan đến nguồn tài chính của Trung Quốc.

Ngoài ra, quyết định này như một hành động nhằm “chống lại” nguồn tài chính ưu đãi do Trung Quốc cung cấp cho Indonesia, như một phần của thỏa thuận trợ cấp phức tạp được thiết kế cho xuất khẩu sang EU. Nếu không có biện pháp khắc phục này, năng lực của EU trong việc sản xuất các sản phẩm thép không gỉ cán nguội thiết yếu cho xây dựng, thiết bị năng lượng, cơ sở hạ tầng, hàng tiêu dùng và phương tiện đi lại sẽ gặp bị ảnh hưởng tiêu cực. các quy định của WTO ”. *

Ngày 16/3/2022, Valdis Dombrovskis, Phó chủ tịch điều hành Ủy ban, chịu trách nhiệm về thương mại cho biết: “Chúng tôi đang hành động để chống lại các khoản trợ cấp không công bằng do nhà nước tài trợ ở Indonesia và cả Ấn Độ. Đây là một trường hợp hàng đầu, bởi vì trong cuộc điều tra này, chúng tôi cũng đang giải quyết các âm mưu trợ cấp xuyên quốc gia phức tạp của Trung Quốc với các nước thứ ba đe dọa trực tiếp đến ngành công nghiệp của chúng tôi. Trợ cấp liên quan đến hạn chế xuất khẩu là một trong những biện pháp gây khó chịu nhất vì chúng làm giảm một cách ồ ạt chi phí nguyên liệu thô ở nước xuất khẩu — và trực tiếp làm suy yếu sự cạnh tranh bình đẳng với các công ty EU. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải có phản ứng mạnh mẽ để san bằng sân chơi, phù hợp với các quy định WTO.

Nguồn: EU counters steel subsidies resulting from export restrictions on raw materials and transnational subsidies from China, truy cập tại https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_22_1774, 16/3/2022

Mặc dù các thành viên WTO có quyền phát triển ngành thép và khai thác nguồn dự trữ nguyên liệu thô của mình, nhưng họ không thể làm điều đó trái với các quy tắc thương mại quốc tế. Các biện pháp áp đặt đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ Ấn Độ và Indonesia vào tháng 3/2022 đã nhấn mạnh quyết tâm của EU trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại ở mức tối đa để ngăn chặn và chống lại các hình thức mới của các hành vi “bóp méo” thương mại. Thuế chống trợ cấp được ấn định ở mức 7,5% đối với Ấn Độ và 21% đối với Indonesia. Các mặt hàng này đứng đầu các mức thuế chống bán phá giá được đưa ra vào tháng 11 năm 2021, trong khoảng từ 13,9% đến 35,3% đối với Ấn Độ, và từ 10,2% đến 20,2% đối với Indonesia. Kết hợp lại, các mức thuế này đưa mức bảo hộ đối với ngành thép của EU lên trên 40%, do đó chống lại lợi thế không công bằng mà các hành vi “bóp méo thương mại” này mang lại cho các sản phẩm thép nhập khẩu từ Indonesia và Ấn Độ.

Theo EC, giải quyết các thỏa thuận trợ cấp ngày càng phức tạp giữa các nước thứ ba có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại của ngành công nghiệp EU. Trong trường hợp này, Indonesia, một trong những nhà sản xuất quặng niken lớn trên thế giới, muốn tối đa hóa giá trị của nguồn nguyên liệu khan hiếm này bằng cách phát triển ngành công nghiệp hạ nguồn trong nước thay vì chỉ xuất khẩu. Với quy mô đầu tư cần thiết, Indonesia đã tranh thủ sự hỗ trợ của Trung Quốc để xây dựng một ngành công nghiệp như vậy bằng cách sử dụng nguồn tài chính ưu đãi của Trung Quốc theo sáng kiến Vành đai và Con đường. Đổi lại, Indonesia đảm bảo việc Trung Quốc tiếp cận quặng niken với giá rẻ thông qua một hệ thống phức tạp bao gồm các hạn chế xuất khẩu. Ngành công nghiệp EU bị ảnh hưởng không chỉ bởi nhập khẩu thép không gỉ được trợ cấp, mà còn bởi việc hạn chế xuấ khẩu niken của Indonesia.

Đây là lần thứ hai EU hành động để giải quyết vấn đề trợ cấp chéo của Trung Quốc. Vào tháng 6 năm 2020, EU đã giải quyết hình thức trợ cấp “sáng tạo” này của Trung Quốc cho các công ty và liên doanh của Trung Quốc sản xuất sợi thủy tinh (GFF) và các sản phẩm từ sợi thủy tinh (GFR) được thành lập tại các đặc khu kinh tế ở Ai Cập.

Các hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của Indonesia cũng đang được EU giải quyết trong một vụ kiện giải quyết tranh chấp rộng hơn tại WTO.

Ngoài các biện pháp chống trợ cấp áp lên sản phẩm thép từ Ấn Độ và Indonesia hiện nay, EU hiện cũng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với nhập khẩu các sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc và Đài Loan. Mức thuế dao động từ 24,4% đến 25,3% đối với Trung Quốc và từ 0% đến 6,8% đối với Đài Loan.


[1] https://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2013/april/tradoc_151013.pdf

[2] Một khi luật pháp đã được Hội đồng và Nghị viện thông qua, thì Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành, thông qua các nước thành viên hoặc qua các cơ quan của Liên minh. Trong chấp nhận các biện pháp kỹ thuật cần thiết, thì Ủy ban được trợ giúp bởi các ban do các đại diện của các nước thành viên lập ra (một phương pháp mà tiếng lóng gọi là "comitology").

[3] theo dữ liệu thống kê chính thức của EU do UK Steel tổng hợp

[4] https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_22_1774

[5] Commission Implementing Regulation (EU) 2022/433

[6] https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv%3AOJ.L_.2022.088.01.0024.01.ENG&toc=OJ%3AL%3A2022%3A088%3ATOC

[7] Notice of Initiation of an anti-dumping proceeding concerning imports of stainless steel cold-rolled flat products originating in India and Indonesia (OJ C 322, 30.9.2020, p. 17).

[8] Commission Implementing Regulation (EU) 2021/2012 of 17 November 2021 imposing a definitive anti-dumping duty and definitively collecting the provisional duty on imports of stainless steel cold-rolled flat products originating in India and Indonesia 

[9] Commission Implementing Regulation (EU) 2021/854 of 27 May 2021 imposing a provisional anti-dumping duty on imports of stainless steel cold-rolled flat products originating in India and Indonesia (OJ L 188, 28.5.2021, p. 61).

Tin tức khác