1. Quy định điều tra thiệt hại của Úc trong các vụ việc chống bán phá giá
Pháp luật về biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của Úc được quy định tại Đạo luật Thuế quan 1901. Dù vậy, không có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về ‘Thiệt hại đáng kể’ trong luật pháp Úc, ADA.
Tháng 4 năm 2012, Úc ban hành một Quyết định cấp Bộ trưởng về xác định thiệt hại đáng kể, bao gồm những vấn đề chính sau:
- Đánh giá thiệt hại đáng kể phải được dựa trên những căn cứ thực tế (facts) mà không dựa trên những khẳng định (assertions) thiếu căn cứ, bằng chứng thực tế;
- Làm rõ thực trạng ngành sản xuất trong nước đang phải gánh chịu những thiệt hại và thiệt hại do hàng bán phá giá/ trợ cấp ở mức độ đáng kể;
- Thiệt hại phải lớn hơn thiệt hại có khả năng xảy ra trong hoạt động kinh doanh sản xuất thông thường;
- Không có quy định cụ thể về ngưỡng của thiệt hại đáng kể mà phụ thuộc vào vụ việc cụ thể;
- Không nhất thiết là hàng nhập khẩu phá giá/trợ cấp phải là nguyên nhân duy nhất gây thiệt hại. Không gán trách nhiệm cho hành vi bán phá giá, trợ cấp nếu thiệt hại phát sinh từ yếu tố khác;
- Luật không cấm Cơ quan điều tra kết luận khác nhau với cùng một mức độ thiệt hại đáng kể mà phải dựa vào tình hình kinh tế của ngành sản xuất. Ví dụ: Ngành sản xuất có thể hoạt động tốt tại một thời điểm và không chịu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào từ việc bán phá giá/ trợ cấp vẫn có thể, tại thời điểm khác, chịu thiệt hại đáng kể từ cùng một mức độ bán phá giá hoặc trợ cấp vì ngành sản xuất đã bị suy yếu bởi các yếu tố khác;
- Có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá/ trợ cấp nếu ngành sản xuất, đã và đang mở rộng thị phần, và hàng nhập khẩu bán phá giá, trợ cấp làm giảm tốc độ tăng trưởng- sự suy giảm tăng trưởng cũng tương đương với việc thay đổi từ tăng trưởng sang suy giảm;
- Trong mọi trường hợp, yếu tố ‘mất thị phần’ không mang tính quyết định. Theo đó, yếu tố ‘mất thị phần’ chỉ nên được xem xét với các yếu tố khác trong việc đánh giá thiệt hại đáng kể;
- Trong trường hợp thị phần hàng hoá nhập khẩu bán phá giá/ trợ cấp nhỏ, có thể khó chứng minh thiệt hại đáng kể. Do vậy, cơ quan điều tra không nên sử dụng bất kỳ tiêu chuẩn tối thiểu nào để quyết định liệu hàng nhâp khẩu phá giá/trợ cấp có đáp ứng đủ thị phần để gây ra thiệt hại đáng kể;
- Khả năng bị tổn thương của ngành sản xuất từ hàng nhập khẩu bán phá giá/ trợ cấp có thể được giới hạn trong một khu vực nhất định. Thiệt hại có thể tồn tại ở khu vực đó- vẫn có thể xem xét thiệt hại trong khu vực này và có thể kết luận là thiệt hại đó mang tính nghiêm trọng đại diện cho toàn ngành.
Hàng phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng ngay cả khi ngành sản xuất chịu tác động tiêu cực từ các yếu tố gây thiệt hại khác (không phải bán phá giá).
Theo đó, không gán trách nhiệm cho hành vi bán phá giá nếu thiệt hại phát sinh từ yếu tố khác. Khi chứng minh được rằng thiệt hại từ hành vi bán phá giá là đáng kể, là đủ để ra kết luận có phá giá.
Các giao dịch với bên liên quan
Các giao dịch với bên liên quan được coi là bao gồm các giao dịch trong nội bộ công ty giữa các đơn vị không phải là pháp nhân hoặc các giao dịch giữa các pháp nhân liên quan.
Để xác định liệu thiệt hại có xảy ra hay không dựa trên trên việc xem xét giá bán và lượng bán hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước, CQĐT diễn giải định nghĩa về việc “bán hàng” như là một hợp đồng chuyển nhượng tài sản. Để cấu thành môt giao dịch 'mua bán' hợp lệ phải có sự tham gia của ít nhất hai pháp nhân trong hợp đồng.
Trường hợp giao dịch lưu chuyển hàng hoá giữa các đơn vị kinh doanh trong nội bộ một pháp nhân, hàng hóa đó vẫn được tính là tài sản của pháp nhân (cả trước và sau khi hoàn thành giao dịch). Các giao dịch này không được tính vào doanh số bán hàng.
Khi đánh giá các yếu tố liên quan đến lượng và sản xuất, các giao dịch giữa các bên liên quan được coi là đáng tin cậy và phù hợp. Tuy nhiên, ‘trị giá giao dịch’ giữa các bên liên quan có thể bị coi là không đáng tin cậy và không phù hợp khi xem xét các yếu tố thiệt hại liên quan đến tác động giá (Ví dụ: chi phí có thể bị coi là không đáng tin cậy khi các công đoạn sản xuất khác nhau lại được sở hữu bởi các đơn vị kinh doanh có liên quan với nhau).
Do đó, chính sách của CQĐT về việc xem xét mức độ mà các giao dịch giữa các bên liên quan tham gia vào là phù hợp để xem xét thiệt hại nghiêm trọng. CQĐT sẽ xem xét liệu sự liên kết giữa các bên có ảnh hưởng đến giá trị giao dịch.
Điều này được làm rõ ở mục thực tiễn thực thi dưới đây, xác định các tiêu chuẩn về bằng chứng khi xem xét các giao dịch thực hiện bởi các bên liên quan.
2. Thực tiễn điều tra thiệt hại của Úc trong các vụ việc chống bán phá giá
Úc cũng là một Thành viên WTO rất tích cực sử dụng các biện pháp PVTM. Theo số liệu thống kê của WTO, tính đến hết năm 2019, Úc điều tra 332 vụ CBPG trong đó có 151 vụ áp biện pháp. Đối với Việt Nam, Úc đã điều tra 11 vụ việc CBPG đối với các sản phẩm: thép mạ, dây đai thép phủ màu, ống thép, tháp gió, thép mạ kẽm, nhôm ép, vôi sống, máy biến thế.
CQĐT điều tra thiệt hại đáng kể dựa trên những bằng chứng xác thực, khách quan về:
a. Khi xem xét lượng nhập khẩu, bên cạnh các yếu tố khác, CQĐT có thể xem xét:
b. Khi xem xét giá, CQĐT có thể xét đến:
Việc xem xét giá sẽ cho thấy liệu có hiện tượng chênh lệch giá, ép giá hay kìm giá hay không của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước.
So sánh giá:
Giá hàng hóa nhập khẩu với giá hàng hoá sản xuất trong nước được so sánh trong giai đoạn 12 tháng mà ngành sản xuất cung cấp các số liệu về các giao dịch bán hàng.
CQĐT thông thường xem xét giá bình quân gia quyền thuần, ví dụ hàng tháng, do nhà nhập khẩu và ngành sản xuất trong nước đạt được ở mức độ thương mại tương đương và có điều chỉnh cần thiết để đảm bảo so sánh có ý nghĩa (ví dụ: Sự khác biệt về điều kiện bán hàng hoặc các đặc điểm vật lý). Trong một số trường hợp, khi số liệu bán hàng của hàng nhập khẩu và ngành sản xuất trong nước cho phép sự phân tích chi tiết hơn về giá với cùng một khách hàng, CQĐT có thể xác định mức chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá trong nước trên một đơn vị sản phẩm (giúp tính toán mức chênh lệch chính xác hơn).
c. Tất cả các yếu tố kinh tế và chỉ số liên quan:
Việc đánh giá tác động của hàng hoá nhập khẩu lên các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước, bao gồm đánh giá tất cả những yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình hình của ngành (như tại Điều 3.4 ADA). Cụ thể, yếu tố kinh tế liên quan bao gồm tác động đến tình hình công việc của người lao động (số người được tuyển dụng; mức lương, và các yếu tố khác liên quan có ảnh hưởng đến công việc trong ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước như điều kiện công tác, số giờ làm việc, tác động đối với công việc bán phần).
Ngoài ra còn đánh giá về tác động tới đầu tư vào ngành, bao gồm: mức lợi tức đầu tư ROI; Khả năng huy động vốn hay bất kỳ tác động nào khác đối với việc thu hút đầu tư vào ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự.
CQĐT tiến hành các bước điều tra phù hợp với quy định của WTO, tức là bắt buộc phải đánh giá tất cả các yếu tố nêu trong Điều 3.4 của ADA và Mục 269TAE (3) của Đạo luật Thuế quan Úc. Khi đánh giá các yếu tố này, CQĐT sẽ quyết định mức quan trọng của từng yếu tố cụ thể dựa trên các vụ việc cụ thể. Một số yếu tố có thể được coi là đáng kể trong khi một số các yếu tố khác thì không- CQĐT sẽ phải giải thích kết luận của mình.
Khi xem xét tác động này, CQĐT cũng xem xét khả năng xuất khẩu của ngành sản xuất Úc cũng như khả năng bán hàng của ngành tại thị trường trong nước (nếu phù hợp). Khi xem xét doanh số và sản lượng (bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu), có thể có trường hợp thiệt hại của ngành sản xuất không đáng kể.
Giao dịch giữa các bên có liên quan
Những phương pháp dưới đây được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của việc sử dụng các giao dịch với bên có liên quan để làm cơ sở xác định thiệt hại:
- Trường hợp các giao dịch của bên yêu cầu bao gồm cả ‘Bên liên quan’ và ‘Bên không liên quan’ thì, phương pháp ưu tiên sử dụng là lấy các giao dịch giữa ‘Bên liên quan’ so với các giao dịch bán hàng với ‘Bên không liên quan’. Việc này thường được thực hiện bằng cách đối chiếu chi tiết từng dòng giao dịch bán hàng của ngành sản xuất để so sánh giá giữa ‘Bên không liên quan’ và ‘Bên liên quan’. CQĐT cũng sẽ xem xét phương pháp kế toán của bên yêu cầu để đánh giá các giao dịch với bên liên quan.
- Trường hợp có sự khác biệt trong các giao dịch bán hàng giữa ‘Bên liên quan’ và ‘Bên không liên quan’, CQĐT sẽ xem xét mức độ của từng sự khác biệt để xem xét liệu các giao dịch với ‘Bên liên quan’ có thích hợp trong việc xác định tình hình kinh tế của ngành sản xuất trong nước.
- Trường hợp tất cả các giao dịch trong nước của bên yêu cầu chỉ được thực hiện với ‘Bên liên quan’, CQĐT thông thường sẽ xem xét nhóm các ‘Bên liên quan’ là ‘Một thực thể công ty duy nhất’, để xác định thiệt hại.
Vì vậy, khi ‘Bên liên quan’ là một nhà phân phối, thì đơn yêu cầu cần cung cấp đầy đủ các giao dịch trong nước chi tiết mà phản ánh các giao dịch thực hiện theo điều kiện thị trường ngoài các giao dịch với thực thể trên.
Khi ngành sản xuất Úc sản xuất hàng hóa tương tự bán cho một bên liên quan và hàng nhập khẩu cạnh tranh với các giao dịch bán hàng của bên liên quan đó, CQĐT sẽ xem xét liệu thiệt hại với ngành hạ nguồn có liên quan tới thiệt hại được nêu trong đơn kiện không.
d. Các yếu tố khác
Theo quy định WTO và tiểu mục 269TAE (2A) tại Đạo luật Thuế quan Úc, ngoài yếu tố hàng bán phá giá, phải xem xét bất kỳ các yếu tố nào khác có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể, như:
Danh sách trên là ví dụ cho các yếu tố thường xem xét. Trong đơn yêu cầu, ngành sản xuất trong nước phải nêu các yếu tố như vậy. Các yếu tố mà các bên liên quan nêu cho CQĐT và bất kỳ yếu tố nào khác mà CQĐT có thể biết trong quá trình điều tra, sẽ được xem xét trong báo cáo điều tra.
Đối với vấn đề về ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước, theo tiểu mục 269TAE (1), cùng với các yếu tố khác, khi Bộ trưởng xác định liệu ngành sản xuất trong nước có bị ngăn cản đáng kể sự hình thành, thì có thể xem xét danh sách (không hạn chế) các yếu tố quy định tại mục này. Do danh sách này không phải là hạn chế nên Bộ trưởng có thể xem xét các yếu tố khác (ví dụ như năng lực sản xuất thực tế hoặc tiềm năng của ngành) khi xem xét liệu ngành có bị ngăn cản đáng kể sự hình thành. Có thể kết luận là tồn tại tình trạng ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước nếu có các bằng chứng chứng minh các kế hoạch cho việc hình thành ngành đang ở giai đoạn chi tiết, và các cam kết tài chính đã được các nhà sản xuất thực hiện.
Phân tích về phân khúc thị trường
Phân tích thiệt hại có thể cần tập trung vào một phân khúc cụ thể của ngành. Điều này có thể xảy ra khi ngành sản xuất bán tại hai hoặc nhiều phân khúc khác nhau (nghĩa là một lĩnh vực mở cửa cho sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu và một phân khúc khác thì không). Điều này có thể xảy ra (không giới hạn) trong các trường hợp như sau:
Định nghĩa về ngành sản xuất được dựa trên khả năng sản xuất hàng hóa tương tự. Định nghĩa này được viện dẫn từ Điều 4 của ADA. Cả hai quy định, một ngành sản xuất trong nước bao gồm ‘Toàn bộ các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước, hoặc nhóm nhà sản xuất có tổng sản lượng đầu ra chiếm một tỷ trọng cao trên tổng sản lượng hàng hoá tương tự sản xuất trong nước’.
Do ngành sản xuất được xác định dựa trên khả năng sản xuất chứ không phải lượng bán hàng. Các phân khúc thị trường, mục đích sử dụng khác nhau và cơ cấu thị trường hạ nguồn không phải là các yếu tố liên quan khi xem xét toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Các Hiệp định WTO thường không chấp nhận kết luận thiệt hại không dựa trên phạm vi toàn ngành sản xuất trong nước (hoặc ít nhất phải dựa trên ‘Nhóm doanh nghiệp có sản lượng đầu ra chiếm một tỷ trọng cao trên tổng sản lượng hàng hoá tương tự sản xuất trong nước’.)
Tuy nhiên, CQĐT được phép thực hiện phân tích một phân khúc của ngành/ thị trường nếu việc phân tích đó giúp hiểu rõ hơn về tác động của hàng nhập khẩu và đưa ra phân tích và kết luận toàn diện hơn. Mọi kết luận rút ra từ phân tích này phải có mối liên quan rõ ràng với toàn ngành.
Liệu việc phân tích về phân khúc trong một vụ điều tra có phù hợp không sẽ phụ thuộc vào vụ việc cụ thể, một số ví dụ có thể bao gồm:
Việc phân tích này có thể dẫn tới việc gán mức độ trọng yếu khác nhau đối với thiệt hại trong phân khúc cụ thể này so với hàng nhập khẩu phá giá.
CQĐT có thể tập trung xem xét thiệt hại tại một phân khúc nếu:
Liên quan đến các phân khúc thị trường riêng rẽ, số liệu khách quan có thể cho thấy:
Khi thiệt hại đối với một phân khúc (hoặc nhiều phân khúc) được cho là thiệt hại toàn ngành, kết luận rằng có thiệt hại/đe dọa thiệt hại với một phân khúc cụ thể có thể được cho là toàn ngành bị thiệt hại khi và chỉ khi phân khúc đó thoả mãn yêu cầu về việc mang tính đại diện cho toàn ngành.
Trường hợp có sự chênh lệch về lượng bán hàng, một kết luận rằng lượng bán hàng giữa các phân khúc khác nhau đáng kể sẽ được căn cứ từng vụ việc cụ thể. Nếu không có lượng bán hàng đáng kể bán ra thị trường mở, thì khó để chứng minh rằng thiệt hại cho toàn ngành là đáng kể. Ngược lại, nếu việc bán hàng cho thị trường đóng là đáng kể, thì không cần phân tích này.
Lượng sản xuất để xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước là một thị trường khác và không phù hợp khi xem xét phân tích phá giá. Ngoài ra, Tiểu mục 269TAE (2A) (f) yêu cầu xem xét riêng biệt lượng hàng hoá để xuất khẩu khi phân tích thiệt hại.
Đe doạ gây thiệt hại đáng kể
CQĐT xem xét tác động của lượng và giá của hàng hoá nhập khẩu bán phá giá đối với ngành sản xuất tại Úc theo tiểu mục 269TAE (1).
Theo các quy định tại Tiểu mục 269TAE (2B), CQĐT cũng phải xem xét liệu có sự thay đổi tình huống nào mà có thể dẫn tới việc đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Úc là sắp xảy ra hoặc có thể nhìn thấy trước nếu không áp biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp. Mọi kết luận phải dựa trên chứng cứ, dữ liệu thực tế chứ không dựa trên các phỏng đoán.
Mục 269TB cho phép áp biện pháp trên cơ sở rằng: (1) Có khả năng nhập khẩu vào Úc, (2) Có thể nhập khẩu vào Úc
Các biện pháp tạm thời có thể được áp sau khi đưa ra quyết định sơ bộ.
Trong các vụ việc liên quan đến đe dọa thiệt hại, quyết định sơ bộ chỉ được đưa ra nếu thủ trưởng của CQĐT (Uỷ viên Uỷ ban chống bán phá giá) thỏa mãn rằng có đầy đủ cơ sở cho việc công bố thông báo sau khi nhập khẩu hàng hóa đó. Theo đó, có thể đưa ra quyết định về đe dọa gây thiệt hại đáng kể bởi hàng nhập khẩu phá giá/trợ cấp. Biện pháp đảm bảo có thể được áp khi nhâp khẩu mặc dù chưa có quyết định cuối cùng. Trong khi việc điều tra có thể bắt đầu trước khi hàng được xuất khẩu ở đầu bên kia, Bộ trưởng chỉ có thể áp dụng các biện pháp lên những hàng hoá đã được xuất khẩu.
Việc xem xét các yếu tố được nêu trong Điều 3.4 của ADA là cần thiết để làm rõ: Liệu khả năng gia tăng hơn nữa hàng nhâp khẩu phá giá có ảnh hưởng tới ngành sản xuất ở mức độ mà có thể dẫn tới thiệt hại đáng kể nếu không áp dụng các biện pháp CBPG. Có nghĩa là, hồ sơ mà chỉ cáo buộc về đe dọa gây thiệt hại đáng kể của hàng hoá nhập khẩu bán phá giá không bắt buộc phải có các yếu tố và chỉ số trong Điều 3.2 và 3.4 ADA. Các yếu tố, chỉ số đóng vai trò làm rõ ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước sẽ khác nhau tùy thuộc vào bản chất của các cáo buộc, cũng như điều kiện khách quan của ngành sản xuất đó. Bên đệ đơn chỉ cần cung cấp những thông tin này trong khả năng có thể thu thập.
Mô hình
Mục 269-TAE Đạo luật Hải quan Úc 1901 (Đạo luật số 6 năm 1901 sửa đổi) thực thi ADA. Mục 269 TAE không định nghĩa cụ thể thế nào là thiệt hại đáng kể. Thay vào đó, thiệt hại đáng kể được xác minh dựa trên một loạt các yếu tố tại Điều 3.4 ADA.
Úc xem xét tác động về giá thông qua phân tích về chênh lệch giá và kìm giá.
Do không biện pháp CBPG nào của Úc bị kiện giải quyết tranh chấp tại WTO, do đó, việc xác định phương pháp tính toán thiệt hại cũng như mối quan hệ nhân quả của Úc có phù hợp với WTO hay không vẫn chưa được chứng minh.
Năm 2012, Úc thông qua Quyết định về thiệt hại đáng kể của Bộ trưởng, theo đó, Ủy viên của Ủy ban Chống bán phá giá nên sử dụng các yếu tố sau:
Quyết định này khẳng định lại rằng việc xem xét các yếu tố như tình trạng không có lợi nhuận hay mất thị phần của ngành sản xuất trong nước trong một thị trường đang mở rộng đều phù hợp khi xác định thiệt hại.
Những nguyên tắc mới được thông qua trong Quyết định 2012 này về khía cạnh nào đó nhắc lại Hiệp định chống bán phá giá/ trợ cấp của WTO cũng như các tiền lệ về luật phòng vệ thương mại.
Tuy nhiên, Úc vẫn phụ thuộc vào công cụ định tính để xác định thiệt hại và mối quan hệ nhân quả và chưa áp dụng các công cụ kinh tế phức tạp khác.