Kim ngạch xuất-nhập khẩu tăng nhanh giai đoạn 2021-2025 và vai trò tăng cường của phòng vệ thương mại

Giai đoạn 2021-2025 là thời gian chuẩn bị đặc biệt quan trọng để Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao năm 2030. Xuất nhập khẩu tăng cao là động lực đặc biệt quan trọng để đạt mục tiêu này. Đến năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có khả năng đạt 1.000 tỷ đô-la Mỹ. Việc tăng trưởng gia tốc này chắc chắn sẽ được dẫn dắt bởi các mặt hàng chủ lực, lợi thế so sánh cao và khả năng cạnh tranh cao. Điều này đòi hỏi phải cạnh tranh thành công với hàng thay thế nhập khẩu cũng như sự thu hẹp thị trường tương ứng của nước đối tác. Đồng thời, các mặt hàng nhập khẩu cùng có thể lấn át quá mức đối với hàng sản xuất trong nước. Bên cạnh công cụ cạnh tranh, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng là sự lựa chọn để hạn chế thiệt hại lợi ích thương mại các bên. Quy mô thương mại Việt Nam tăng lên, khả năng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại càng cao. Vai trò tăng cường phòng vệ thương mại cả đối với xuất khẩu và nhập khẩu được đặt ra cần có phương thức ứng phó hiệu quả.

            Giới thiệu

Sự gia tăng nhanh chóng kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh khả năng cao trong mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là sự thu hẹp thị phần của các đối tác. Sự cạnh tranh trực tiếp trên thị trường sẽ chuyển sang việc đánh giá mức độ tuân thủ tính công bằng và công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với bên mất thị trường.

Thực tiễn phòng vệ thương mại của các quốc gia cho thấy các biện pháp phòng vệ thương mại có thể áp dụng bất kỳ lúc nào nếu có dấu hiệu thương mại thiếu công bằng, gây thiệt hại vật chất hoặc đe hoạ gây thiệt hại vật chất đối với các bên liên quan. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp này được thống nhất theo trình tự, thủ tục giải uyết tranh chấp được quy định trong các hiệp định quốc tế có liên quan. Các biện pháp phòng vệ thương mại góp phần bảo vệ nền thương mại công bằng.

Trong giai đoạn 2021-2030, có khả năng Việt Nam tăng gấp đôi kim ngạch xuất nhập khẩu và đạt đến con số 1.000 tỷ đô la Mỹ. Điều này thể hiện Việt Nam khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, mở rộng thị trường từ các hiệp định thương mại tự do và cải thiện năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Tình hình này có thể dẫn đến xuất hiện các biện pháp phòng vệ thương mại đối với xuất khẩu và Việt Nam cũng phái áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu. Vai trò tăng cường của phòng vệ thương mại là cần thiết.

 Để giải quyết vấn đề đặt ra, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh với dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Cục Phòng vệ thương mại và các nghiên cứu chuyên sâu khác.    

Gia tăng tất yếu kim ngạch xuất- nhập khẩu giai đoạn 2021-2025

 Nếu xem xét khoảng thời gian 31 năm (1991-2021), tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu tăng liên tục và đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm 17,57%/năm. Điều này cho thấy tiềm năng xuất- nhập khẩu của Việt Nam rất lớn và đang từng bước khai thác bằng cơ chế, chính sách phù hợp. Nhiều thế mạnh trong nước đã được chuyển hoá thành lợi thế xuất- nhập khẩu, từng bước tích lữy giá trị vào kết quả gia tăng tổng kim ngạch (Hình 1). Tăng trưởng xuất- nhập khẩu trơ rthanfh một trong những động lực tạo nền tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong suốt thời  kỳ sau đổi mới. Qua strifnh này chăc chắn còn tiếp tục được phát huy trong gia đoạn tiếp theo.

Nếu quan sát trong 17 năm liên tiếp (2005-2021) có thể thấy tắng trưởng kim ngạch xuất- nhập khẩu trung bình theo giá hiện hành cao hơn tăng trưởng GDP trung bình tương ứng 2,6 lần (Hình 2). Đây la giai đoạn Việt Nam tham gia chủ động, tích cực, sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhất là ccootj mốc Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có 17 hiệp định thương mại, đầu tư được ký kết và có hiệu lực thực hiện. Các quan hệ đối tác, quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện được phát triển theo chiều sâu và liên tục tạo nền tảng để kim ngạch xuất- nhập khẩu đạt cột mốc mới. Các điều kiện cần để tăng xuất- nhập khẩu đã được hình thành đáng kể.

Các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu, đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực mở rộng xuất khẩu liên tục. Xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này tính đến tháng 11 năm 2021 vẫn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu của cả nước (Tổng cục Thống kê). Kiến thức, kinh nghiệm về xuất khẩu của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, động lực thị trường toàn cầu được khai thác có hiệu quả bước đầu và có xu hướng không dừng ơ trạng thái hiện tại.

Các doanh nghiệp trong nước đã nhận thức đẩy đủ hơn quy luật thị trường, sự năng động được cải thiện. Việc cuất khẩu không hoàn toàn dựa vào nguồn lực sẵn có như nguyên liên tự nhiên, các nguồn lực sẵn có khác mà còn dựa vào nguồn lực nhập khẩu. Việc xuất-nhập khẩu tăng lên theo mô hình chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng tăng lên, tỉnh đôn định, vững chắc và bền vững chuỗi cung ứng được thiết lập, tạo khả năng khai thác hiệu qua rhown các nguồn lực thị trường. Giới hạn tiềm năng của nền kinh tế được khai thác hiệu quả hơn, lợi ích thương mại được tăng lên liên tục. 

 Do đó, nếu tốc độ tăng trưởng GDP của cả giai đoạn 2022-2025 dự kiến đạt trung bình 6%/năm để trở thành mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vận hành ổn định do dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các tác động bất ngờ hầu như được nhận dạng đầy đủ cho nên quan hệ tương quan giữa tăng trưởng kim ngạchx uất- nhập khẩu và tăng trưởng GDP được duy trì ổn định đến năm 2025, tổng kím ngạch xuất- nhập khẩu của Việt Nam đạt con số khoảng 1.000 tỷ đô- la Mỹ (Hình 3).  

Những mặt hàng cần coi trọng

Với quy mô xuất- nhập khẩu được coi trọng gia tăng, cơ cấu mặt hàng xuất- nhập khẩu thay đổi nhanh chóng. Nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu mới sẽ xuất hiện và có thể có quy mô xuất- nhập khẩu lớn. Danh mục mặt hàng xuất- nhập khẩu sẽ hướng chủ yếu theo 3 loại từ góc độ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Loại 1 là những mặt hàng sử dụng nhiều lợi thế so sánh tĩnh như đất đai, lao động trong nước sẵn có, dồi dào, điều kiện nguồn lước, khí hậu thuận lợi. Các biện pháp miễn giảm ở khung ưu đãi lớn nhất về tiền thuê đất, tiền thuế, các loại phí, lệ phí tạo lợi thế cao về chi phí. Đây là những mặt hàng dễ bị coi là hưởng trợ cấp xuất khẩu cho nên cần rà soát và đánh giá cẩn thận, khách quan thực chất lợi thế xuất khẩu. Nhóm này thướng gắn với các mặt hàng, nông lâm thuỷ, hải sản. Dữ liệu về chi phí, nguồn gốc xuất xứ, giá cả yếu tố, quy trình sản xuất cần được tập hợp và hệ thống hoá đầy đủ. Các chinh sách liên quan đến loại hàng hoá này cần được rà soát liên tục để phù hợp với tình hình.

Loại 2 là nhóm các mặt hàng sử dụng nhiều lợi thế so sánh động như nguyên nhiên vật liệu, linh kiện nhập khẩu từ nhiều nguốn khác nhau, khó xác định chính sách và minh bạch nguồn gốc xuất xứ,  hàng chuyển khẩu cho nên dễ bị đặt vấn đề về hàng gian lận xuất xứ, lẫn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại. Nếu có dấu hiệu thị phần tăng nhanh đột ngột, có khả năng gâu thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại vật chất đối với doanh nghiệp trong nước hoặc các tác động bất lợi khác đều có thể bị xem là có dấu hiệu hoặc căn cứ ban đầu để tiến hành điều tra.

Loại 3 là nhóm các mặt hàng sử dụng nhiều đáng kể cả yếu tố thuộc về lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động bao gồm nguồn lực tại chỗ, sẵn có và nguồn lực di chuyển từ bên ngoài vào như vốn đầu tư nước ngoài, máy móc thiết bị, công nghệ, đội ngũ quản trị hiện đại. Việc tổ chức thiết kế, chế tạo, lắp ráp và tiêu thụ, bảo hành được thực hiện theo chuỗi cung ứng khoa học, hoàn chỉnh cho nên khả năng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại rất thấp. Đây là mô hình cần được phát triển và nhân rộng để bảo đảm tính lâu dài, chặt chẽ của hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.

Ngoài ra, các mặt hàng hàng đã từng bị xem xét, đánh giá, cảnh báo về khả năng các biện pháp phòng vệ thương mại như hàng thuỷ sản, nông sản, cơ khí…cả xuất- nhập khẩu[1] cần được rà soát, đánh giá tất cả các khâu cấu thành giá trị để có giải pháp thích ứng lâu dài. Những mặt hàng đã bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại[2] cần được nghiên cứu, phân tích và rà soát kỹ lưỡng để làm các tình huống nghiên cứu, đúc rút bài học kinh nghiệm và thực tiễn có giá trị cao.

Vai trò tăng cường của phòng vệ thương mại

Đới với xuất khẩu:

Những mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm nông sản, hàng sản xuất chế tạo tại Việt Nam sử dụng nhiều yếu tố rẻ và sẵn có như lao động, thiên nhiên thuận lợi, miễn giảm đáng kể tiền thuê đất, tài chính ưu đãi, hoặc các ưu đãi khác tạo khả năng cạnh tranh vươt trội, tăng trưởng nhanh thị phần. Đây là những mặt hàng có khả năng gây suy giảm lợi ích, thiệt hại vật chất hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất đối với các ngành hàng tương tự ở nước nhập khẩu. Do đó, cần theo dõi kỹ lưỡng tình hình xuất khẩu từng quý các mặt hàng, nhất là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, tốc độ tăng trưởng xuát khẩu cao. Trong điều kiện tác động lớn của COVID-19 (Worldometers, 2021), do gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng cho nên nhu cầu mặt hàng thiết yếu nhất là hàng nông lâm thuỷ sản, dệt may, điện thoại tăng cao, xuất khẩu các mặt hàng này, do đó, có khả năng tăng lên rất lớn. Đó là tín hiệu dễ bị đối tác nhập khẩu theo dõi chặt chẽ, và nếu có dấu hiệu liên quan đến yêu cầu bảo đảm tính tính chất công bằng của thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại có thể áp dụng. Thông tin xuất khẩu cần được kết nối và liên thông chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý có liên quan, hiệp hội và doanh nghiệp. Cần vận hành hiệu quả cơ chế cảnh bảo sớm về nguy cơ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại gồm nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Đầu tư thiết lập cơ chế cảnh báo tự động đến doanh nghiệp để có giải pháp thích ứng chủ động, tích cực. Xây dựng các kịch bản ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhất là nghiên cứu các tình huống áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã có để xây dựng sẵn các kịch bản để khi xuất hiện tình huống là có phương án ứng phó kịp thời, tránh thụ động. Các doanh nghiệp cần tuân thủ tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại, minh bạch, dữ liệu lưu trữ có hệ thống, khoa học và thuận tiện trong giải trình để khi có các biện pháp phòng vệ có thể giải trình nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí và bảo vệ lợi ích thoả đáng, giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xấu nhất. Cần bảo đảm song hành thường xuyên, hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp. Đầu tư nhiều hơn vào cơ quan liên quan đến phòng vệ thương mại quốc gia về cơ sở vật chất, nhất là trang thiết bị, các phần mềm cảnh báo, kịch bản phòng ngừa chuyên dụng, kết nối đội ngũ chuyên gia cả trong nước và quốc tế, kết nối với cơ quan phòng vệ thương mại của nước đối tác để có thể tham vấn trong trường hợp cần thiết.

Đối với nhập khẩu

Do tác động của cam kết mở cửa thị trường theo cam kết trong hiệp định thương mại tự do, nhất là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, rào cản thương mại được giảm thiểu cho nên nhập khẩu tăng nhanh. Thị trường Việt Nam gần 100 triệu dân với quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng lên từ 340 tỷ đô-la Mỹ (năm 2020) lên khoảng 500 tỷ đô-la Mỹ năm 2025 và lớn hơn thời gian tiếp theo. Chính vì thế, nhu cầu nhập khẩu sẽ rất lớn, và không loại trù tình trạng nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được. Tình trạng vi phạm các nguyên tắc thương mại công bằng có xu hướng ngày càng tinh vi, đa dạng, hiện tượng bán phá giá, bán hàng trợ cấp, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, lẩn tránh thuế nhập khẩu thông qua chuyển khẩu có thể gia tăng cùng với sự gia tăng nhanh chóng kim ngạch nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong nước có thể bị thiệt hại vật chất hoặc bị đe doạ thiệt hại vật chất đáng kể. Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là cần thiết. Do đó, các quy định về phòng vệ thương mại Việt Nam cần tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện, minh bạch hoá để tạo chỗ dựa vững chắc trong điều tra, phán quyết vụ việc liên quan đến lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Thông tin về thị trường từng mặt hàng cần được thu thập, lưu trữ và xử lý có hệ thống để khi cần thiết, có thể sử dụng kip thời, hiệu quả. Vai trò của các cơ quan quản lý liên quan đến phòng vệ thương mại như Cục phòng vệ thương mại, Tổng cục hải quan, Tổng cục quản lý thị trường, Tổng cục Thống kê…cần được tăng cường tương xứng với tầm quan trọng của nhiệm vụ giai đoạn mới. Việc kết nối, phối hợp công tác giữa các cơ quan liên quan đến phòng vệ thương mại cần được xây dựng và phát huy hiệu quả.

Doanh nghiệp là chủ thể chịu tác động trực tiếp của các biện pháp phòng vệ thương mại cho nên cần có có chiến lược thích ứng từ sớm, từ xa với các giải pháp từ đơn giản đến phức tạp như tuân thủ nguyên tắc minh bạch, tự do, công bằng của nền thương mại hiện đại, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và kinh doanh thông minh, phát triển khoa học tổ chức cung ứng theo chuỗi, chủ động kết nối đối tác thương mại và đầu tư tin cậy, sẵn sàng hợp tác đầy đủ với đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối tác hữu quan, tham chiếu kinh nghiệm và học tập thực tiễn tốt. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng vệ thương mại cũng như các hướng dẫn chi tiết, đầy đủ của cơ quan quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại để tránh sai sót không cần thiết. Đồng thời, cần hợp tác và đồng hành chặt chẽ, chủ động, tích cực với cơ quan quản lý nhà nước trong nước, nước ngoài cũng như với cơ quan quản lý của các nước liên quan khi vụ việc xảy ra để thể hiện thiện sự hợp tác lâu dài, cũng như sẵn sàng chấp nhận những thua thiệt để vươn lên sau đó.


[1] Mặt hàng thép, tôn xuất khẩu từ Việt Nam và mặt hàng đường Thái Lan tiêu thụ trên thị trường Việt Nam la fnhuwxng minh chứng cụ thể

[2] Mặt hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá 20 năm trước la fmootj ví dụ cần được xem xét.

Tin tức khác