Một số câu hỏi và trả lời thường gặp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính của Cục Phòng vệ thương mại

STT

Tên thủ tục

 hành chính

Câu hỏi

Câu trả lời

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Đối tượng thực hiện thủ tục là ai?

Đối tượng là tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 10 của Thông tư số 06/2018/TT-BCT, gồm có:

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;

3. Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

- Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

- Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

- Quyết định số 1821/QĐ-BCT ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy trình, thủ tục miễn trừ được thực hiện như thế nào?

Quy trình, thủ tục miễn trừ được thực hiện theo quy định tại Mục 2, Thông tư số 06/2018/QĐ-BCT, theo đó:

1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng trong thời gian quy đinh, qua cách thức sau:

- Trực tiếp tại Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương: Phòng 601, 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;

- Thông qua hệ thống bưu điện;

- Thông qua hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, theo địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

3. Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung.

Thời hạn để nhận hồ sơ là bao lâu?

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra đăng thông báo việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ.

Thời hạn giải quyết là bao lâu?

 

45 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Kết quả của thủ tục này là gì?

Quyết định của Bộ Công Thương về việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong trường hợp không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Thông báo kết quả của thủ tục như thế nào?

Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công khai quyết định miễn trừ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra.

Khi nào thì bị thu hồi quyết định miễn trừ?

Việc thu hồi Quyết định miễn trừ được quy định tại Điều 20 Thông tư số 06/2018/QĐ-BCT, theo đó Quyết định sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ được sử dụng sai mục đích;

- Gian lận trong việc đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

- Không tuân thủ các quy định, điều kiện, nghĩa vụ tại quyết định miễn trừ;

- Điều kiện miễn trừ không còn.

 

 

Kết quả của việc thu hồi Quyết định là gì?

Tổ chức, cá nhân bị thu hồi quyết định miễn trừ phải thực hiện việc nộp thuế theo quy định của pháp luật.

 

2

Bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Khi nào thực hiện thủ tục này?

1. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được miễn trừ có nhu cầu bổ sung hàng hóa được miễn trừ trong quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn miễn trừ, các đối tượng đề nghị miễn trừ bổ sung đó có thể gửi hồ sơ miễn trừ bổ sung tới Cơ quan điều tra.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung.

 

 

Miễn trừ bổ sung được thực hiện như thế nào?

Thực hiện tương tự như thủ tục miễn trừ lần đầu.

 

 

Kết quả của thủ tuc là gì?

Quyết định của Bộ Công Thương về việc bổ sung miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong trường hợp không bổ sung, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

3

Khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Trình tự, thủ tục khai báo như thế nào?

- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại. Ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo nhập khẩu, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

- Trong trường hợp hồ sơ khai báo nhập khẩu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại gửi xác nhận về việc đã khai báo nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.

 

 

Thành phần hồ sơ gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, Hồ sơ khai báo gồm có

- 01 Đơn khai báo nhập khẩu ban hành theo Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương;

- 01 Bản sao hóa đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

- 01 Bản sao  Giấy chứng nhận chất lượng hoặc các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

 

 

Thời hạn giải quyết là bao lâu?

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

 

 

Kết quả của thủ tục là gì?

Xác nhận của Cơ quan điều tra về việc tổ chức, cá nhận đã khai báo nhập khẩu.

 

 

Mục đích của thủ tục khai báo là gì?

Quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, phục vụ công tác điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.